Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe

Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe như thế nào khi mà nhiều năm trở lại đây, hình thức kinh doanh quán cafe ngày càng trở nên phổ biến, từ mô hình quán lớn được đầu tư, thiết kế, bài trí một cách chuyên nghiệp cho tới những quán cafe bình dân. Theo Pháp luật Việt Nam quy định mọi công dân, tổ chức muốn kinh doanh đều phải làm thủ tục xin phép cơ quan nhà nước. Vì thế các chủ quán cafe cần phải chuẩn bị những gì để đảm bảo theo đúng yêu cầu và quy định của cơ quan nhà nước. Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây. 

thủ tục mở quán cafe

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị trước khi mở quán cafe

Hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Đối với cửa hàng, dịch vụ ăn uống thì mô hình mà bạn đang hướng tới là loại hình doanh nghiệp nào:

  • Doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình 
  • Hộ gia đình: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ
  • Cá nhân kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh nhỏ hoặc rất nhỏ. 

Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe

Bước 1: Gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản và nộp lệ phí đăng ký 

Bước 2: Chờ cơ quan đăng ký xét duyệt 

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mở quán cafe hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh và mở quán cafe

Để đăng ký kinh doanh và mở quán cafe thì hồ sơ đăng ký gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký 
  • Bản sao CMND/ căn cước công dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh 
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mô hình dịch vụ ăn uống. 

thủ tục đăng ký kinh doanh cafe

Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm 
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm - bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh 
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối 
  • Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở 
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý 
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở. 

Những loại thuế cần phải nộp 

Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh quán cafe cần phải nộp là:

  • Thuế môn bài theo năm: Dựa theo thu nhập mỗi tháng của cơ sở kinh doanh. 
  • Thuế GTGT
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trên đây là tư vấn của BHB Nam Việt về thủ tục làm giấy phép kinh doanh và mở quán cafe. Nếu bạn vẫn còn mông lung hay không muốn tự thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh có thể liên hệ dịch vụ đăng ký kinh doanh của BHB Nam Việt. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn làm thủ tục nhanh chóng với chi phí giá rẻ, tránh những rắc rối về hồ sơ pháp lý hay thủ tục thuế.

Địa chỉ: 205 Giảng Võ - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội

Điện thoại: 0946868498 - 0961889219 - 02462936839

Email: congbosanpham@namvietbhb.com

Website: http://namvietbhb.com



source https://namvietbhb.com/thu-tuc-dang-ky-kinh-doanh-va-mo-quan-cafe.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận chi tiết nhất

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm mới nhất

Vốn pháp định là gì? Những điều cần biết về vốn pháp định