Hồ sơ công bố thực phẩm bảo về sức khỏe nhập khẩu

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/02/2018 thì tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) đều phải tiến hành thủ tục công bố chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để lưu hành về Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, còn rất nhiều doanh nghiệp bỡ ngỡ, lo lắng không biết thủ tục công bố chất lượng thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thế nào? Vì vậy để giảm bớt gánh nặng về thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính.  Bài viết sau đây của BHB Nam Việt sẽ giúp các bạn hồ sơ và điều kiện công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu của các nước trên thế giới. 

Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì ?

Tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ, các doanh nghiệp cần phân biệt kỹ xem đâu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) đâu là thực phẩm bổ sung để nhanh chóng thực hiện công tác công bố thực phẩm, tránh nhầm lẫn gây mất thời gian. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng): Là các sản phẩm có công dụng, liều dùng, các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và có công dụng đối với sức khỏe con người, giúp chữa lành các tổn thương hoặc cung cấp năng lượng cho cơ thể con người…

Thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ, axit béo hay axHay, nó là một sản phẩm có chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng nhằm mục đích bổ sung, tăng cường cho chế độ ăn uống. 

Giấy tờ mà nhà sản xuất phải cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu 

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm 
  • Certificate of Free sale (Giấy chứng nhận lưu hành tự do), giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận y tế do Bộ Y tế của nước xuất xứ cấp có nội dung thể hiện sự an toàn cho người sử dụng 
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố 
  • Mẫu sản phẩm, mẫu nhãn mác sản phẩm

Hồ sơ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu 

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành theo nghị định 
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền nước xuất xứ cấp đầy đủ nội dung theo yêu cầu
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm cho sản phẩm trong vòng 12 tháng 
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng sản phẩm 
  • Trong trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch thuật sang Tiếng Việt và được công chứng.

Quy trình đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu 

  • Kiểm tra tài liệu CFS và nhãn sản phẩm để giám định thông tin có phù hợp hay không 
  • Tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn và các chỉ tiêu trên nhãn chính
  • Xây dựng hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP căn cứ vào tiêu chuẩn nhà sản xuất và một số tiêu chuẩn về An toàn thực phẩm do Bộ Y tế đề ra
  • Nộp hồ sơ đến cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế

Dịch vụ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe của BHB Nam Việt

Nam Việt là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn hướng dẫn công bố thực phẩm  bảo vệ sức khỏe nhập khẩu với tiêu chỉ: Nhanh - Đúng - Đủ - Chi phí hợp lý.

Đến với BHB Nam Việt quý khách sẽ được: 

  • Tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến hoạt động công bố sản phẩm thực phẩm và hỗ trợ kiểm tra các chứng từ đạt yêu cầu để đăng ký sản phẩm cho doanh nghiệp
  • Tư vấn các chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. 
  • Soạn hồ sơ công bố thực phẩm theo form chuẩn
  • Theo dõi tiến độ hồ sơ và hoàn thành trả bản công bố cho khách hàng khi hoàn tất

Xem thêm: Báo giá dịch vụ công bố thực phẩm nhanh giá rẻ tại Hà Nội

Mọi thông tin thắc mắc hay nhận tư vấn miễn phí xin vui lòng liên hệ 

Địa chỉ: 205 Giảng Võ - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội

Điện thoại: 0946868498 - 0961889219 - 02462936839

Email: congbosanpham@namvietbhb.com

Website: http://namvietbhb.com



source https://namvietbhb.com/ho-so-cong-bo-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-nhap-khau/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty cùng quận chi tiết nhất

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm mới nhất

Vốn pháp định là gì? Những điều cần biết về vốn pháp định